fbpx

Chuyển đổi số – Doanh nghiệp cần bắt đầu từ đâu?

Phần 1:

Xu hướng chuyển đổi số đã trở thành thiết yếu không chỉ đối với lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp & sản xuất. Trong bối cảnh Covid-19, dưới những thay đổi mang tính bắt buộc như dãn cách xã hội, hành vi và nhu cầu khách hàng thay đổi, nhiều doanh nghiệp đang buộc phải tìm đến các giải pháp chuyển đổi số để duy trì hoạt động của mình.

Bài toán được đặt ra lúc này không còn là “chuyển đổi số hay chết”, mà là “chuyển đổi số như thế nào để tồn tại”?

Việc thay đổi mô hình kinh doanh hay cách thức vận hành trong chiến dịch này không hề đơn giản. Không chỉ những startup nhỏ lẻ, ngay đến cả những tập đoàn đa quốc gia cũng có thể phải trả một cái giá đắt nếu đưa ra những quyết định sai lầm trong quá trình chuyển đổi số. Theo một báo cáo mới đây của Mckinsey, 70% các nỗ lực chuyển đổi số của doanh nghiệp đều thất bại trong việc đạt được các mục tiêu đề ra ban đầu.

Vậy, chuyển đổi số như thế nào là hợp lý? Chuyển đổi số như thế nào là hiệu quả? Và quan trọng nhất, chuyển đổi số cần bắt đầu từ đâu?

BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH MONG MUỐN & TẦM NHÌN CỦA DOANH NGHIỆP

Chuyển đổi số thành công mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp, trong đó chuẩn hoá quy trình làm việc, tăng doanh thu – giảm chi phí, giảm thời gian vận hành và nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, là kết quả cuối cùng mà mọi doanh nghiệp đều nỗ lực để đạt được.

Mọi sự thay đổi, mọi sự nâng cấp đều cần thiết, các doanh nghiệp cần phải chọn một thứ tự ưu tiên nhất định, vì không phải tất cả vấn đề đều cần được số hóa ngay lập tức. Tâm lý nóng vội muốn chạy theo doanh số hoặc lợi ích trước mắt thường dẫn đến hai hệ quả:

  1. Một là doanh nghiệp sẽ dễ bị sa đà, mất nhiều thời gian và nguồn lực của mình để chữa ngọn mà không chữa gốc, dễ bỏ qua những vấn đề cốt lõi trong nội bộ.
  2. Hai là khi doanh nghiệp tuỳ tiện chọn cho mình một nền tảng để giải quyết nhanh chóng một vấn đề riêng lẻ tức thì, việc tích hợp các nền tảng rời rạc sau này thành hệ thống tổng thể sẽ là một thử thách lớn. Số tiền phải chi trả cho việc này có khi còn lớn hơn rất nhiều so với việc tự phát triển một nền tảng dành riêng cho doanh nghiệp đó.

Dưới sự thay đổi chóng mặt của công nghệ hiện nay, trước khi cân nhắc việc áp dụng chuyển đổi số, các lãnh đạo cần có một tâm thái bình tĩnh, một tầm nhìn dài hạn để tìm ra vấn đề nhức nhối nhất của doanh nghiệp dựa trên sự thấu hiểu quy trình kinh doanh và bối cảnh thị trường hiện tại. Ngoài ra, tâm lý khách hàng nên được coi là trọng tâm để lên kế hoạch cho một lộ trình chuyển đổi số cho phù hợp.

BƯỚC 2: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SẴN SÀNG CỦA DOANH NGHIỆP

Sau khi đã có một hình dung nhất định về lộ trình chuyển đổi số cũng như thứ tự ưu tiên, doanh nghiệp cần phải đánh giá lại mức độ sẵn sàng cho việc chuẩn hoá quy trình vận hành của mình.

Để giải quyết bài toán này, doanh nghiệp cần giải quyết 2 yếu tố:

  • Yếu tố thứ nhất: Con người

Đây là yếu tố quan trọng nhất trong 4M (hay 5M – 1I – 1E trong quản trị sản xuất hiện đại), công nghệ cũng chỉ là một loại công cụ. Và hiển nhiên, không có một công cụ thần thánh nào có thể cứu sống doanh nghiệp khi mà bản thân những người sử dụng nó không có tư duy thay đổi.

Về bản chất, sự thành công của chuyển đổi số sẽ được quyết định ngay trong tư duy và tầm nhìn từ các cấp lãnh đạo lan toả đến các cấp nhân viên. Do vậy, việc nuôi dưỡng một văn hoá đề cao sự thay đổi và tôn trọng những quan điểm mới mẻ là một bước ngoặt quan trọng cho việc thay đổi cách thức vận hành của doanh nghiệp.

  • Yếu tố thứ hai: Dữ liệu

Hệ thống Dữ liệu của Doanh nghiệp bao gồm dữ liệu liên quan đến con người, khách hàng, Nhà cung cấp, hệ thống quyết toán, dữ liệu thu, chi, kế toán, công nợ, doanh thu, doanh số, lịch sử giao dịch, lợi nhuận, sản phẩm…

Đây là những tài sản đặc biệt quan trọng cho bước chuyển mình về công nghệ của doanh nghiệp. Song, ít có lãnh đạo nào được trang bị những hiểu biết cần thiết về nền tảng dữ liệu để có thể hiểu rõ các con số đang nói gì cũng như hình thành hệ thống dữ liệu có tính kết nối chặt chẽ.

Một số lãnh đạo có xu hướng phụ thuộc nhiều vào cảm tính và những quan sát dựa trên kinh nghiệm của mình. Tuy nhiên, sự quan sát dù có tinh tế đến mấy cũng khó có thể được đảm bảo khi thiếu đi một cơ sở dữ liệu đứng đằng sau nó.

Đang update…

Bài viết liên quan

Tin tức nhà máy thông minh

Đăng ký nhận trọn bộ Tài liệu Quy trình ISO 4.0

0989532900
challenges-icon chat-active-icon