Năm 2021 có rất nhiều chính sách về thang, bảng lương mới được nhà nước cho vào áp dụng tại các đơn vị, tổ chức. Theo đó các doanh nghiệp, tổ chức cũng cần có những điều chỉnh nhất định cho phù hợp với quy định mới. Các chính sách này nhằm hướng dẫn rõ ràng, đầy đủ và chi tiết hơn các vấn đề liên quan đến lợi ích, ràng buộc giữa người lao động và người sử dụng lao động. Trong bài viết dưới đây sẽ đề cập đầy đủ các vấn đề này với bạn đọc.
1. Nguyên tắc khi xây dựng thang, bảng lương năm 2021 doanh nghiệp cần lưu ý
– Nguyên tắc đầu tiên: là người sử dụng lao động bắt buộc xây dựng thang lương, bảng lương cũng như định mức lao động, đây sẽ là cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, cũng như thỏa thuận mức lương với người lao động nhằm đảm bảo quyền lời của cả 2 bên.
Nguyên tắc này dựa trên Điều 93 Bộ luật Lao động 2012, tại đây quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương. Việc xây dựng này cần được đảm bảo đúng với quy định của Chính phủ tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013.
– Nguyên tắc thứ 2 là: Người sử dụng lao động cần phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động ở nơi đặt trụ sở của mình xây dựng thang lương, bảng lương cũng như các quy định về định mức lao động.
– Nguyên tắc thứ 3: Khi Thang lương, bảng lương và mức lao động được hoàn thành theo quy định thì cần phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi nó được đưa vào thực hiện.
Với nguyên tắc này, cần lưu ý rằng tại Khoản 2 Điều 93 Bộ luật Lao động 2012 trước đây nhà nước có quy định người sử dụng lao động cần phải đăng ký thang, bảng lương với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện. Tuy nhiên hiện nay khi áp dụng Bộ luật Lao động 2019 thì quy định được nới lỏng hơn các doanh nghiệp không cần phải đăng ký thang, bảng lương với cơ quan nhà nước nữa.
Để có được cơ sở làm thỏa thuận công việc cũng như chức danh ghi trong hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động thì thang bảng lương là vô cùng quan trọng.
Hiện nay, quy định rằng Mức lương tối thiểu chính là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động khi họ làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhất. Do đó mà khi người sử dụng lao động xây dựng thang bảng lương cho doanh nghiệp cần phải căn cứ vào mức lương tối thiếu theo đúng quy định hiện hành.
Từ ngày 01/01/2021, Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định rõ về mức lương tối thiểu như sau, doanh nghiệp cần lưu ý để làm căn cứ xây dựng thang bảng lương cho mình.
2. Mức lương, phụ cấp lương trong HĐLĐ theo hướng dẫn mới nhất
Ngoài việc xây dựng thang bảng lương chuẩn thì việc xây dựng mức lương và phụ cấp trong hợp đồng lao động các doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện đúng quy định của nhà nước.
Về nội dung hợp đồng lao động tại Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Bộ luật Lao động quy định rất rõ về cách ghi mức lương, phụ cấp, … đây là căn cứ các doanh nghiệp cần lưu ý để thực hiện đúng theo quy định.
Cụ thể có vài vấn đề sau người sử dụng lao động cần lưu ý: Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, phụ cấp lương cũng như các khoản bổ sung khác được nhà nước quy định cụ thể như sau:
– Mức lương theo công việc hoặc chức danh: Với mục này trong HĐLĐ cần phải ghi theo thời gian của công việc hoặc đơn vị cũng có thể ghi theo chức danh trong thang, bảng lương mà người sử dụng lao động đã xây dựng trước đó theo đúng quy định của pháp luật tại Điều 93 Bộ luật Lao động. Đối với những người lao động làm việc mà hưởng lương sản phẩm thì trường hợp này doanh nghiệp tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.
– Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên như sau:
+ Các khoản phụ cấp lương là cách thức để người sử dụng lao động bù đắp yếu tố về điều kiện lao động hay tính chất phức tạp công việc hoặc là do điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động nhưng mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã thảo thuận trước đó chưa được tính đến hay tính chưa đầy đủ;
+ Các khoản phụ cấp lương cũng là một hình thức nữa để người sử dụng lao động gắn với kết quả thực hiện công việc của người lao động, cỗ vũ họ thực hiện tốt công việc.
– Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau:
+ Ngoài các khoản trên thì có thể sẽ có các khoản bổ sung khác nữa cùng với với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, khoản này có thể sẽ được trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
+ Ngoài ra có thể còn có 1 khoản không xác định trả thường xuyên hoặc không thường xuyên và thường được gắn với kết quả thực hiện công việc của người lao động trong quá trình làm việc thực tế.
Điều 104 Bộ luật Lao động về các chế độ phúc lợi khác như thưởng, tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn; đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;… thì doanh nghiệp sẽ làm một mục riêng trong hợp đồng lao động.
Về hình thức trả lương và kỳ hạn trả lương đều do 2 bên thỏa thuận nhưng cần theo quy định tại Điều 96 Bộ luật Lao động (Hình thức trả lương) và Điều 97 Bộ luật Lao động (Kỳ hạn trả lương).
Ngoài ra, từ tháng 2/2021 nhà nước bãi bỏ hàng loạt các quy định về lương, doanh nghiệp cần lưu ý, cụ thể như sau:
– Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015
– Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013
– Nghị định số 121/2018/NĐ-CP ngày 13/9/2018
Lương là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng là điều kiện ràng buộc lớn giữ người lao động và người sử dụng lao động. Nhằm đảm bảo quyền lợi cho cả 2 bên, nhà nước thường xuyên ban hành những quy định mới để thay đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về vấn đề này. Doanh nghiệp cần lưu ý để cập nhật đầy đủ, kịp thời các quy định này cho doanh nghiệp của mình. Bài viết trên đây đã cung cấp khá đầy đủ các thông tin về thang, bảng lương mới nhất được áp dụng năm 2021, hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn đọc.
Nguồn: Tài chính doanh nghiệp
Tham khảo các bài viết:
Tham gia vào cộng đồng: