Trong kỷ nguyên số, công nghệ đã dần trở thành một phần thiết yếu của doanh nghiệp. Do đó, hầu hết các doanh nghiệp trên thị trường ngày càng quan tâm và đầu tư nhiều hơn cho công cuộc chuyển đổi số. Tuy nhiên, không phải công nghệ nào cũng hiệu quả và được áp dụng rộng rãi, hãy cùng tìm hiểu về Top 3 xu hướng công nghệ năm 2022 đang được các doanh nghiệp quan tâm qua bài viết sau.
Công nghệ tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng
Khách hàng là thượng đế, quyết định mua hàng của họ chính là yếu tố then chốt ảnh hưởng tới sự thành bại của doanh nghiệp. Bởi vậy, đứng đầu trong xu hướng công nghệ đang được doanh nghiệp quan tâm nhất hiện nay chắc chắn phải kể tới công nghệ thúc đẩy, hỗ trợ tạo trải nghiệm cho cá nhân hóa và hoàn hảo khách hàng. Nhóm công nghệ này bao gồm 4 loại:
Generative AI
Đây là một trong những công nghệ phổ biến nhất của nhóm tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng. Generative AI được sử dụng để mô tả tất cả các trí thông minh nhân tạo, công nghệ này dùng để tạo ra các tiện ích thông minh về hình ảnh, video, âm thanh, văn bản… dựa trên tính toán và phân tích về trải nghiệm khách hàng.
Autonomic Systems
Để có một nguồn thông tin thông suốt, kết nối chặt chẽ, không thể không nhắc tới Autonomic Systems. Đây là công nghệ hệ thống tự động dùng để điều chỉnh, vận hành trong các tổ chức như: nhà cung cấp dịch vụ Internet, tổ chức giáo dục và các cơ quan chính phủ. Công nghệ này cho phép những doanh nghiệp lớn với cơ sở hạ tầng mạng lưới rộng, phân tán sử dụng một môi trường về cơ sở dữ liệu đồng nhất. Nhờ thế mà thông tin được thống nhất, lưu truyền liền mạch trong hệ thống.
Total experience
Total experience là công nghệ dùng để tổng hợp những trải nghiệm của người dùng. Công nghệ này giúp các nhân viên trong doanh nghiệp có thể nắm bắt được tất cả các luồng thông tin về trải nghiệm của người dùng. Đồng thời điều này sẽ giúp các nhân viên trong doanh nghiệp có thể nắm bắt được những thông tin về khách hàng, dịch vụ từ phòng ban khác, chi nhánh khác, nhờ đó kịp thời mang đến những trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.
Distributed Enterprise
Cuối cùng, là một công nghệ vô cùng quen thuộc mà nhiều doanh nghiệp hiện nay đang sử dụng đó là Distributed Enterprise, ứng dụng trong các phần mềm quản trị doanh nghiệp. Công nghệ này cho phép doanh nghiệp lớn xử lý và tác nghiệp độc lập các hoạt động kinh doanh, sản xuất, mua bán hàng… trên nhiều hệ thống khác nhau một cách linh hoạt, không gây ảnh hưởng đến các phòng ban hay chi nhánh khác.
Công nghệ hỗ trợ quản trị điều hành doanh nghiệp
Quy trình làm việc thủ công, báo cáo theo cách cũ khiến cho việc quản trị cũng như đưa ra quyết định điều hành doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Công nghệ hỗ trợ quản trị, điều hành doanh nghiệp ra đời nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp vận hành tối ưu nhất. Đưa ra được các quyết định điều hành hoặc kinh doanh thông minh, đồng thời tối ưu hóa hoạt động và tạo được sự khác biệt, nhóm công nghệ này bao gồm 4 loại cơ bản:
AI Engineering
AI Engineering hiểu đơn giản là các công nghệ do kỹ sư lập trình, dựa trên việc nghiên cứu dữ liệu, tìm kiếm công cụ, đánh giá thực tế để cho ra mô hình tối ưu nhất với doanh nghiệp.
Hyper Automation
Đây là công nghệ giúp tự động hóa các quy trình vận hành doanh nghiệp, công nghệ này giải quyết các vấn đề tắc nghẽn trong quá trình hoạt động kinh doanh bằng trí tuệ nhân tạo, kết hợp với robot. Hyper Automation có thể giải quyết những công việc thủ công lặp đi lặp lại, không chỉ giải phóng sức lao động mà còn nâng cao năng suất làm việc của nhân viên.
Decision Intelligence
Decision Intelligence hoạt động bằng cơ chế phân tích thông qua thói quen làm việc, hành động, chi tiêu của nhân viên, doanh nghiệp hay khách hàng. Sau đó đặt ra một đường cơ sở và tiến hành so sánh, chấm điểm các hành động mới để đưa ra các phân tích hướng dẫn cho nhân viên. Nhân viên nhờ vậy có thể làm việc hiệu quả hơn, năng suất hơn còn doanh nghiệp thông qua đó tối ưu được hiệu quả hoạt động của mình.
Composable Applications
Composable Applications được xây dựng là một trong những công nghệ đắc lực nhất trong doanh nghiệp. Công nghệ này giúp việc sử dụng và tái sử dụng mã code trở nên dễ dàng hơn, cho phép đẩy nhanh thời gian tiếp thị các giải pháp phần mềm mới đồng thời nâng cao giá trị của doanh nghiệp.
Công nghệ nền tảng dữ liệu kết nối
Nhắc đến công nghệ mà không nhắc tới nền tảng ứng dụng và hạ tầng đám mây thì quả thật thiếu sót. Với khả năng lưu trữ lớn, linh hoạt, dễ mở rộng và bảo mật, nhóm công nghệ Could đã đem đến rất nhiều ứng dụng thiết thực cho doanh nghiệp. Nhóm công nghệ này bao gồm:
Cloud-Native Platforms
Công nghệ này có khả năng cho phép các doanh nghiệp xây dựng các kiến trúc ứng dụng mới có khả năng phục hồi, linh hoạt và nhanh chóng – giúp doanh nghiệp phản ứng với sự thay đổi kỹ thuật kịp thời. Với Cloud-Native Platforms, hoàn toàn có thể di chuyển ứng dụng, phần mềm hoặc hệ thống từ từ môi trường này sang môi trường khác mà không làm thay đổi đáng kể thiết kế cơ bản của ứng dụng, phần mềm hoặc hệ thống đó.
Privacy-Enhancing Computation
Công nghệ Privacy – Enhancing Computation đảm bảo việc xử lý dữ liệu cá nhân diễn ra một cách tốt nhất trong môi trường không đáng tin cậy. Hiện nay, việc xử lý thông tin và đảm bảo quyền riêng tư đang trở nên quan trọng do luật bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư ngày càng phát triển. Đồng thời, vì người dùng ngày càng quan tâm đến vấn đề này nên Privacy – Enhancing Computation rất được quan tâm và ứng dụng nhiều. Công nghệ này sử dụng nhiều kỹ thuật bảo vệ quyền riêng tư để cho phép trích xuất giá trị từ dữ liệu trong khi vẫn đáp ứng các yêu cầu bảo mật.
Cybersecurity Mesh
Đây có thể coi là một kiến trúc công nghệ linh hoạt, kết hợp và tích hợp các dịch vụ bảo mật khác nhau hoặc phân tán rộng rãi, Cybersecurity Mesh cho phép các giải pháp bảo mật hoạt động độc lập nhằm cải thiện chức năng bảo mật tổng thể, xác minh danh tính, ngữ cảnh và tuân thủ chính sách nhanh chóng và đáng tin cậy trên các môi trường đám mây hoặc mạng nội bộ.
Data Fabric
Data Fabric tích hợp linh hoạt giữa các nguồn dữ liệu trên các nền tảng và người dùng doanh nghiệp, biến dữ liệu trở thành một luồng thông suốt, dễ dàng kiểm tra và truy xuất mọi lúc mọi nơi. Điều này giúp giảm bớt thời gian và công sức cho công việc quản lý dữ liệu lên tới 70%.
Tổng kết
Công nghệ sinh ra để giúp ích cho con người, tối ưu về cả thời gian và chi phí cho các hoạt động được áp dụng công nghệ. Đối với việc vận hành, kinh doanh trong doanh nghiệp cũng không ngoại lệ, việc ứng dụng công nghệ sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất làm việc, tối ưu các hoạt động kinh doanh. Do đó, trong kỉ nguyên số, doanh nghiệp nào không chịu thay đổi, bắt nhịp theo xu thế đổi mới sẽ bị bỏ lại phía sau so với đối thủ, và khó lòng cán đích thành công trong tương lai. Hy vọng vọng với chia sẻ về các xu hướng công nghệ đang được ưa chuộng ở bài viết trên, doanh nghiệp sẽ có thêm kiến thức cơ bản để chuẩn bị cho hành trình chuyển đối số của mình.
Nếu doanh nghiệp của anh chị đang băn khoăn không biết bắt đầu từ đâu để chuyển đổi số thành công, hãy liên hệ với Eastern Sun để được tư vấn cụ thể hơn.