Điều gì thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số, tầm nào phù hợp để quyết định chuyển đổi số đều là những vấn đề mà Lãnh đạo doanh nghiệp rất quan tâm. Bài viết dưới đây cung cấp thêm cho anh/chị một số yếu tố thúc đẩy từ bên trong nội bộ doanh nghiệp:
1. Thu hẹp khoảng cách giữa các phòng ban
Hiện nay các phòng ban trong doanh nghiệp không có sự tương tác chặt chẽ, chia sẻ lẫn nhau dẫn đến hiệu quả, hiệu suất công việc không có sự bứt phá.
Chuyển đổi số hỗ trợ gắn kết tất cả các nhân viên ở các phòng ban khác nhau, giúp nhân viên tương tác, trao đổi công việc với nhau nhiều hơn. Bên cạnh việc làm tốt chuyên môn, việc trao đổi với các phòng ban khác cũng sẽ đẩy nhanh hiệu quả công việc, nâng cao hiệu suất xử lý công việc của phòng, của mỗi cá nhân.
2. Đồng bộ dữ liệu tức thời từ các bộ phận
Số lượng hàng tồn kho, tồn trên công đoạn trong sản xuất; hay tình trạng tiến độ mua hàng, giao hàng trong thương mại đều không được cập nhật tức thời giữa các bộ phận. Nguyên nhân do hiện nay hoạt động của doanh nghiệp đang ở cấp độ Hoàn thiện hóa và một phần ở mức Chuyên nghiệp hóa (Làm việc gì cũng có quy trình). Các quy trình được số hóa hiện nay cũng còn nhiều hạn chế, phổ biến nhất hiện nay chủ yếu các doanh nghiệp mới số hóa được một phần của khâu Kế toán (Có sử dụng phần mềm Kế toán, Hóa đơn điện tử).
Chuyển đổi số giúp liên kết, liên thông cập nhật dữ liệu tức thời từ nhân viên (công nhân), từ các hoạt động của phòng ban và hiển trị trên đa nền tảng thiết bị.
3. Hiện đại hóa các quy trình tác nghiệp
Toàn bộ các hoạt động luồng quy trình xử lý trong doanh nghiệp hiện nay chủ yếu thực hiện thủ công. Có thể kể đến như việc phê duyệt, hay giải quyết khiếu nại về lương của công nhân, … mất rất nhiều thời gian chờ đợi, dẫn đến hiệu quả và hiệu suất không cao và khó mở rộng phạm vi, quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
Hệ thống Điều hành tác nghiệp trong giải pháp chuyển đổi số sẽ giúp giải quyết các vấn đề trên của doanh nghiệp bằng cách thiết lập các quy trình động, hệ thống tự động quản lý giao việc, tiến độ công việc, … giúp hiện đại hóa toàn bộ quy trình tác nghiệp hướng đến Hiện đại hóa doanh nghiệp.
4. Tối ưu hiệu quả công việc, tăng năng suất
Mọi hoạt động lập kế hoạch triển khai, phân công và thực hiện công việc được thực hiện trên một hệ thống tổng thể, đẩy nhanh quá trình xử lý đầu việc và không bị trôi việc từ đó giúp tăng hiệu quả, năng suất làm việc của cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp.
Hơn hết, yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp cần thực hiện Chuyển đổi số là mục tiêu phát triển NHANH, phát triển BỀN VỮNG. Đưa doanh nghiệp phát triển qua 05 cấp độ: (1) Chuẩn hóa doanh nghiệp; (2) Chuyên nghiệp hóa doanh nghiệp; (3) Hiện đại hóa doanh nghiệp; (4) Toàn diện hóa doanh nghiệp; (5) Hội nhập hóa doanh nghiệp. Từ đó Tự động hóa doanh nghiệp => Giải phóng lãnh đạo.
Chúc quý doanh nghiệp có Chiến lược phát triển toàn diện.