Để quản lý doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững, các CEO cần lưu tâm đến các cấu phần chủ chốt sau:
1. Mô hình kinh doanh & hoạch định chiến lược
Mô hình kinh doanh và hoạch định chiến lược nếu không được hoạch định, doanh nghiệp sẽ đi mà không biết định hướng? Làm sao doanh nghiệp có thể đạt tới đích thành công mong muốn mà không biết mình đang đi về đâu?
Chiến lược được hoạch định tốt không chỉ là định hướng, nó chỉ dẫn rõ ràng các chỉ số mục tiêu doanh nghiệp hướng tới trong cả ngắn hạn và dài hạn như: quy mô thị trường, kết quả tài chính, chiến lược quản trị vận hành, xu hướng và năng lực thực thi.
Một mô hình kinh doanh làm cơ sở cho hoạch định chiến lược cần được soạn thảo một cách mạch lạc, ngắn gọn trên 1 trang giấy mà thôi nhưng nhờ “trang giấy” đó sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh tình trạng say sưa đốt tiền /hoặc hy sinh nguồn lực mà chẳng đạt được lợi ích thực sự nào trong một số tình cảnh suốt quá trình hoạt động.
Hoạch định chiến lược bao gồm:
- Chiến lược cấp công ty, khả năng phát triển và tạo ra lợi nhuận
- Chiến lược sản xuất (tạo dịch vụ/ cung ứng), hay gia công cho đối tượng doanh nghiệp nào?
- Chiến lược bán hàng
- Chiến lược tài chính, nhân sự, marketing, R&D và hậu cần,…
Ví dụ, các CEO có thể hoạch định các thông tin sau:
- Công ty sẽ đi về đâu, phát triển tới quy mô nào, giải quyết vấn đề gì của thị trường, mang lại giá trị gì cho khách hàng qua giải pháp, giá trị cụ ra sao?
- Công ty sẽ sản xuất, cung cấp theo cách nào, bằng nguồn lực gì? (Ví dụ: Sản xuất sản phẩm cơ khí, gia công cho các FDI và doanh nghiệp tại Việt Nam, bằng nguồn lực là số lượng máy móc và nhân sự hiện có tại nhà máy Easternsun.vn).
- Các giá trị công ty nỗ lực tạo ra và mang nó cho khách hàng, cho cổ đông, cho nhân viên
- Các chỉ số tài chính như doanh thu, chi phí, lợi nhuận, thu nhập, năng suất hàng năm cần đạt là bao nhiêu
- Các ưu tiên cần thực hiện ngay ở hiện tại, trong năm tới, trong 3 đến 5 năm tới là các ưu tiên nào, thực hiện xong thì kết quả đạt được bao nhiêu, do ai làm, làm bằng nguồn lực nào. (Ví dụ: Mục tiêu năm nay là chuyển đổi số toàn bộ doanh nghiệp, do ban lãnh đạo cùng toàn thể CBNV công ty quyết tâm thực hiện, bằng tất cả nguồn lực hiện có).
2. Hệ thống cơ cấu tổ chức, bố trí công việc, cơ chế vận hành, kiểm soát nội bộ
Thứ nhất: tổ chức bộ máy và bố trí nhân sự, công việc phải nhằm phục vụ thực thi chiến lược. Do đó hoạch định xong chiến lược thì tiếp đến là phải chỉ ra trọng điểm hành động, các mục tiêu và tìm bằng được các KPIs đo lường khi trọng điểm đó được hoàn thành và mục tiêu công ty đạt được.
Thứ hai: chủ doanh nghiệp, CEO nên tư duy rằng: chiến lược là xác lập “thế trận” và lựa chọn “cách chơi”, vì thế xây dựng tổ chức, bố trí vị trí công việc là để chơi với từng thế trận, từng khối lượng công việc của từng năm hoặc thời kỳ.
Thứ ba: Có cơ cấu tổ chức rồi, sẽ chi tiết ra tới phòng ban chức năng và danh mục vị trí cho nhân sự. Lúc đó cần rất cụ thể bằng văn bản chức năng nhiệm vụ từng phòng ban bộ phận. Đừng viết chung chung theo chiều dọc trang giấy như cách thông thường, hãy kẻ ra một bảng mô tả theo ma trận mà chỉ rõ: các nhiệm vụ của phòng / vai trò của phụ trách phòng / trách nhiệm / quyền hạn / quyền lợi. Thêm nữa, định biên nhân sự cho phòng ban bộ phận đó phải căn cứ vào phân tích công việc theo chức năng của bộ phận chứ không phải bố trí nhân sự một cách ‘đại khái” hoặc “nhét” người nhà vào các vị trí “key”. Nếu làm vậy, là một sai lầm tai hại! Eastern Sun HRM
Thứ tư: Bố trí nhân sự cho mô hình tổ chức, cụ thể hóa chức năng nhiệm vụ rồi thì tiếp đến là gì? Câu trả lời là “thiết lập luật chơi nội bộ”. Luật chơi nội bộ đó chính là hệ thống quản trị nội bộ (hay còn gọi là hệ thống quản trị doanh nghiệp tổng thể ERP) được cấu thành bởi:
- Các quy chế / quy chuẩn / quy định / pháp lý áp dụng / quyền hạn / trách nhiệm nội bộ – để tạo nên môi trường kiểm soát
- Các quy trình, biểu mẫu, chu trình luân chuyển hồ sơ chứng từ, định mức, hạn mức, công tác kiểm soát giao dịch, kiểm tra, cùng với quan điểm lãnh đạo điều hành của chủ đầu tư, của ban lãnh đạo doanh nghiệp… để hình thành nềncác quy trình kiểm soát.
- Hệ thống kế hoạch, báo cáo, lưu trữ & bảo vệ hồ sơ / tài liệu, giao tiếp nội bộ… giúp hình thành quy trình ra quyết định và xử lý công việc – đó là hệ thống quản trị doanh nghiệp tổng thể ERP.
- Các chương trình, quy định, hành động truyền thông nội bộ, đào tạo nội bộ, hướng dẫn, làm mẫu, thúc đẩy, động viên… gọi là “monitoring”.
- Nhận diện rủi ro, bất khả kháng trong từng khâu công việc, tìm mọi biện pháp để ngăn ngừa, dự trù điều kiện chấp nhận cho rủi ro trong phạm vi chấp nhận được.
Nếu ví doanh nghiệp của bạn như chiếc xe ô tô, bạn là người lái thì vô lăng + biển hiệu + đèn chiếu sáng + màn hình hiển thị trên taplo = hệ thống quản trị doanh nghiệp tổng thể ERP. Do đó bạn muốn kiểm soát được chiếc xe và chạy trên cao tốc hay chạy ở đường sỏi đá gập ghềnh là lựa chọn của bạn.
Đang update…
Nguồn tham khảo: Mr Vũ Long