fbpx

Doanh nghiệp SMEs có nên dùng ERP

Các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực đều cần sử dụng đến một nền tảng, công cụ quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Hệ thống phần mềm ERP là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc điều hành doanh nghiệp. Câu hỏi đặt ra là: Doanh nghiệp SMEs có nên ứng dụng phần mềm ERP không?

PHẦN MỀM ERP LÀ GÌ?

Thuật ngữ “ERP” hoặc “Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp” lần đầu được biết đến vào những năm 1990 bởi nhà phân tích ngành The Gartner Group. Thuật ngữ này bắt đầu từ MRP, một thuật ngữ đã được biết đến trong kinh doanh tại thời điểm đó. MRP là từ viết tắt của cả Material Requirements Planning (MRP) và Manufacturing Resource Planning (MRPII). Sau đó những hệ thống này được tạo lại vào những năm 1960 khi các công ty sản xuất đang tìm kiếm cách để cải thiện độ hiệu quả và đưa ra quyết định cho nhà quản lý dây chuyền sản xuất.

phan-mem-erp-tot-nhat-hien-nay

Mặc dù ngày nay mọi công ty và tổ chức hoạt động khác nhau, họ đều phải đối mặt với một thách thức chung: để duy trì cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày nay, họ cần một phương pháp độc lập và hiệu quả để lưu trữ và truy cập thông tin. Đó là tình huống mà hệ thống ERP có vai trò quan trọng. Hệ thống ERP tích hợp tất cả các khía cạnh của một doanh nghiệp vào một hệ thống thông tin toàn diện có thể được truy cập bởi các cá nhân trong toàn bộ tổ chức.

ERP CHỈ PHÙ HỢP VỚI DOANH NGHIỆP LỚN?

ERP từ lâu đã không chỉ dành cho những doanh nghiệp lớn mô vài nghìn tỷ.  ERP chỉ phù hợp cho những doanh nghiệp đa quốc gia, với hàng ngàn nhân sự doanh thu trăm tỷ đến chục nghìn tỷ, điều này thuộc vào dĩ vãng ở những năm 1990.

Trong một môi trường đầy biến động như hiện nay, các công ty phải tạo được lợi thế cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe hơn từ khách hàng và thị trường. Với những khó khăn trong kinh doanh câu hỏi đặt ra cho doanh nghiệp là: “Liệu công ty có đủ khả năng hoạt động & triển mà không có ERP?”

doanh-nghiep-smes-nen-dau-tu-he-thong-erp-khong

Vào năm 2013, Mint Jutras, một công ty tư vấn chuyên phân tích tác động kinh doanh của các ứng dụng công nghệ đã tiến hành khảo sát 475 công ty có 100 nhân viên trở xuống. Nghiên cứu giải pháp ERP của ông có tên “ERP đẳng cấp thế giới cho doanh nghiệp nhỏ? Bạn không thể không có! ”

Cuộc khảo sát này chỉ ra rằng 76,6% doanh nghiệp nhỏ (trước đây làm việc thủ công hoặc với bảng tính excel) triển khai giải pháp ERP có ROI đạt 100% trong vòng 1-3 năm đầu tiên.

Ngoài khả năng tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp vừa và nhỏ cho biết mức tăng lợi nhuận trung bình (YOY) là 12,8% và mức tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng là 15,6% kể từ khi triển khai ERP.

Thế nhưng, vẫn còn nhiều doanh nghiệp nhỏ nghĩ rằng phần mềm quản lý ERP chỉ dành cho những “ông lớn” và tiếp tục sử dụng kết hợp các bảng tính truyền thống hoặc các hệ thống lỗi thời. Quyết định mua một giải pháp ERP mới là một lựa chọn lớn nhưng vì lợi ích và mức ảnh hưởng mạnh mẽ của nó đến doanh nghiệp, nhà quản lý nên suy nghĩ kỹ về việc triển khai hệ thống này. Nhà quản trị nên tập trung vào những câu hỏi sau trước khi triển khai phần mềm ERP như: Doanh nghiệp có thể đạt được những cải tiến mới nào với ERP? Điều gì xảy ra nếu không có giải pháp ERP? Nếu không có ERP công ty có thể cạnh tranh với các đối thủ đã sử dụng ERP không?  

Nếu phần mềm hiện tại không cho phép doanh nghiệp có được cái nhìn tổng thể về tình hình kinh doanh hoặc cải thiện thời gian của người vận hành ở mức tối thiểu thì đã đến lúc nên chuyển sang hệ thống ERP mới.

VÌ SAO SMES NÊN ỨNG DỤNG ERP?

Không một doanh nghiệp nào có thể nằm ngoài sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cuộc đua công nghệ đòi hỏi các doanh nghiệp SMES phải nhanh chóng bứt tốc, vì vậy ứng dụng phần mềm quản trị ERP vào doanh nghiệp SMES không chỉ là nhu cầu mà còn là yêu cầu của thời đại. Ứng dụng ERP vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể giúp doanh nghiệp hiện thực hoá các mục tiêu sau đây:

doanh-nghiep-smes-nen-ung-dung-erp

  • Nâng cao năng suất làm việc

Trong hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhân viên đang phải lặp lại các quy trình đơn giản một cách thường xuyên, điều này vừa mất thời gian vừa tạo cảm giác chán nản làm giảm hiệu suất làm việc. Thay vì vậy, bằng việc đầu tư một hệ thống quản lý ERP, những thao tác đơn giản đó được hệ thống tự động giải quyết, nhân viên giảm áp lực và tạo ra nhiều giá trị hơn cho công ty. 

Tất nhiên, ban đầu sẽ tốn tiền bạc, thời gian và công sức bỏ ra để triển khai một giải pháp mới, nhưng việc cải thiện hiệu suất và tiết kiệm chi phí về lâu dài của một hệ thống ERP sẽ lớn hơn chi phí ngắn hạn lúc đầu rất nhiều.

  • Cải thiện khả năng kinh doanh 

Bằng cách triển khai phần mềm quản lý ERP, các SMEs có thể thu được rất nhiều lợi ích. Hệ thống ERP quản lý mọi thứ từ hàng tồn kho đến các khoản phải thu và toàn bộ số liệu kế toán của doanh nghiệp. Hệ thống cũng xem xét tất cả chi phí hoạt động hoặc phân đoạn hàng tồn kho hiện có. SME trung bình đạt 100% ROI trong khoảng 27 tháng.

  • Gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường

Công nghệ đang dần thay đổi cách thức doanh nghiệp hoạt động và thói quen của khách hàng. Cách duy nhất để tồn tại trong nền kinh tế kỹ thuật số ngày nay là doanh nghiệp phải trang bị công nghệ tốt. Chính vì vậy, các công ty SMEs sử dụng hệ thống ERP sẽ có nhiều lợi thế và tăng cơ hội thành công trên thị trường có tính cạnh tranh cao. 

Nhờ giải pháp ERP, doanh nghiệp tối ưu hóa các nguồn lực sẵn có để phù hợp với chiến lược cạnh tranh, cung cấp sản phẩm và dịch vụ một cách linh hoạt nhằm làm hài lòng khách hàng. Đồng thời, hệ thống làm giảm thời gian giao hàng, thúc đẩy quá trình tiêu dùng và duy trì nguồn khách hàng hiện có. Điều này giúp doanh nghiệp có sự khác biệt so với các đối thủ và đứng vững trên thị trường.

eastern-sun-doanh-nghiep-san-xuat-nen-dau-tu-erp

Hệ thống ERP là gì?

Thuật ngữ “ERP” hoặc “Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp” lần đầu được biết đến vào những năm 1990 bởi nhà phân tích ngành The Gartner Group. Thuật ngữ này bắt đầu từ MRP, một thuật ngữ đã được biết đến trong kinh doanh tại thời điểm đó. MRP là từ viết tắt của cả Material Requirements Planning (MRP) và Manufacturing Resource Planning (MRPII). Sau đó những hệ thống này được tạo lại vào những năm 1960 khi các công ty sản xuất đang tìm kiếm cách để cải thiện độ hiệu quả và đưa ra quyết định cho nhà quản lý dây chuyền sản xuất.

Mặc dù ngày nay mọi công ty và tổ chức hoạt động khác nhau, họ đều phải đối mặt với một thách thức chung: để duy trì cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày nay, họ cần một phương pháp độc lập và hiệu quả để lưu trữ và truy cập thông tin. Đó là tình huống mà hệ thống ERP có vai trò quan trọng. Hệ thống ERP tích hợp tất cả các khía cạnh của một doanh nghiệp vào một hệ thống thông tin toàn diện có thể được truy cập bởi các cá nhân trong toàn bộ tổ chức.

doanh-nghiep-san-xuat-nen-dau-tu-erp

Doanh nghiệp sản xuất Việt Nam đã và đang dần biết đến và ứng dụng hệ thống ERP vào quản trị doanh nghiệp

Doanh nghiệp sản xuất có nên đầu tư hệ thống ERP hay không?

Để doanh nghiệp sản xuất có thể thực sự vận hành một cách liên tục thì việc quản trị toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh cần được tích hợp, liên thông và đồng bộ, bên cạnh các hệ thống hỗ trợ quản trị vận hành. Việc ứng dụng hệ thống ERP sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất đạt được hiệu quả về mục tiêu này. Không chỉ vậy, đây cũng là bước đi quan trọng trong quá trình xây dựng lộ trình chuyển đổi số của doanh nghiệp.

Việc ứng dụng phần mềm quản trị ERP ở các doanh nghiệp sản xuất sẽ hỗ trợ kiểm soát 4M, 1E và 1I trong sản xuất hiện đại. 4M bao gồm: Man (con người/nhân lực) – Machine (máy móc) – Material (nguyên vật liệu) – Method (cách thức/phương pháp) – Measurement (tiêu chuẩn đo lường). 1E chính là Environment – môi trường sản xuất và 1I là Information – thông tin. Đây là những yếu tố quan trọng của doanh nghiệp sản xuất hiện đại, giúp quản lý sản xuất tối ưu, kiểm soát chi phí sản xuất, giảm thiểu lãng phí, nhất là lãng phí nguyên vật liệu và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

doanh-nghiep-san-xuat-nen-ap-dung-erp

Do đó, doanh nghiệp nên lựa chọn các nhà tư vấn chuyển đổi số không chỉ có chuyên môn sâu về công nghệ mà còn có năng lực và hiểu biết về giải pháp nền tảng ERP khi tiến hành các kế hoạch xây dựng và triển khai để đàm bảo tính thực thi về thời gian, độ ưu tiên, ngân sách tài chính,… cũng như đảm bảo hệ thống vận hành hiệu quả theo mục tiêu đặt ra.

Ưu điểm của hệ thống Eastern Sun ERP

Đặc điểm nổi bật của hệ thống quản trị doanh nghiệp ERP đó là giúp doanh nghiệp loại bỏ các phần mềm quản riêng lẻ ở các bộ phận, phòng ban trong một doanh nghiệp và thay thế chúng bằng một chương trình hợp nhất phân chia theo các phân hệ phần mềm khác nhau và tạo nên một hệ thống nhất. Hệ thống ERP tích hợp linh hoạt có thể mở rộng các phân hệ theo yêu cầu doanh nghiệp.

he-thong-erp-eastern-sun-cho-doanh-nghiep-san-xuat

Hệ thống chuyển đổi số Eastern Sun ERP – giải pháp quản trị doanh nghiệp tổng thể, toàn diện đã được nhiều doanh nghiệp ứng dụng trong nhiều lĩnh vực tại Việt Nam trong đó có lĩnh vực sản xuất. Với những ưu điểm nổi trội như hạn chế các thao tác thủ công thay vào đó sẽ tự động hóa quy trình làm việc giúp nhân sự tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức.

Ví dụ đơn giản như hoạt động tổng hợp lương. Thay vì phải làm một loạt các thao tác xuất tay file chấm công, tính toán lương thưởng phúc lợi cuối tháng thì hệ thống Eastern Sun ERP có thể tổng hợp ngay.

Eastern Sun ERP là sự tích hợp của nhiều phần mềm riêng lẻ với khả năng tùy biến, linh hoạt kết nối với các thiết bị hoặc phần mềm khác. Ví dụ như các công cụ chấm công, các thiết bị nhập dữ liệu, phần mềm quản lý nhân sự tiền lương… Với tính năng này sẽ đáp ứng được nhiều nhu cầu hơn của doanh nghiệp nếu muốn kết nối với các phần mềm khác.

Eastern Sun ERP là hệ thống được “may đo” theo nhu cầu của doanh nghiệp vì thế hệ thống đề cao tính năng bảo mật thông tin cho doanh nghiệp. Eastern Sun ERP sử dụng tính năng điện toán đám mây để lưu trữ thông tin. Doanh nghiệp không phải lo lắng việc bị mất dữ liệu nếu phải cập nhật hoặc kết nối các thiết bị phần mềm khác. Đồng thời dữ liệu cũng được bảo mật với các biện pháp tối ưu nhất

CÔNG TY CP EASTERN SUN VIỆT NAM

  • Hotline: 0933.184.123
  • Website: easternsun.vn
  • Email: info@easternsun.vn
  • Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà Intracom, Số 82 phố Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

Bài viết liên quan

0989532900
challenges-icon chat-active-icon