fbpx

ERP & BI – “Cặp đôi” hoàn hảo giúp quản trị doanh nghiệp hiệu quả

Làm sao để tổng hợp, phân tích dữ liệu nhanh chóng, đầy đủ chi tiết? Làm sao để doanh nghiệp đưa ra được những quyết định quản trị thông minh kịp thời? Đó là những câu hỏi đang khiến các nhà quản trị doanh nghiệp sản xuất “đau đầu”, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Lời giải đáp nằm ở sự liên kết, tích hợp tuyệt vời giữa ERP và BI. Hãy cùng khám phá ngay qua bài viết sau nhé!

Tổng quan về ERP và BI

ERP – Phần mềm quản trị doanh nghiệp

ERP (Enterprise Resource Planning) hiểu đơn giản là một giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp. Cụ thể, nó là một hệ thống công nghệ được sử dụng phổ biến nhằm thu thập, phân tích và chia sẻ thông tin chi tiết giữa nhiều bộ phận trong doanh nghiệp từ một cơ sở dữ liệu trung tâm duy nhất. ERP giúp các doanh nghiệp quản trị các hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Tối ưu hóa và tự động hóa các quy trình hoạt động lõi, tiết kiệm thời gian và nguồn lực cho các hoạt động mang tính chiến lược.

BI – (Business Intelligence) hay còn được gọi là hệ thống báo cáo quản trị thông minh. Hệ thống này đóng vai trò hỗ trợ đắc lực trong doanh nghiệp. Bởi nó cung cấp cho các nhà quản lý doanh nghiệp một cái nhìn toàn diện về hoạt động trong doanh nghiệp. Dựa trên cơ sở đó đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả. Có thể coi BI là một trong những yếu tố then chốt trong hoạch định chiến lược và chiến thuật kinh doanh. Nhờ đó giúp các doanh nghiệp tập trung vào lợi thế cạnh tranh và cuối cùng là tăng lợi nhuận.

ERP và BI khác biệt như thế nào?

  • Nhiệm vụ

ERP có vai trò là công cụ hỗ trợ quản lý quy trình và tích hợp thông tin dữ liệu của các hoạt động kinh doanh. Cụ thể là các hoạt động như sản xuất, quản lý hàng tồn kho, tài chính, chuỗi cung ứng, v.v. ERP có đặc thù được vận hành theo một quy trình thống nhất, dữ liệu tập trung và chia nhỏ các tính năng tương ứng với các bộ phận. 

BI giúp phân tích và ngữ cảnh hóa thông tin từ khắp các bộ phận trong công ty để đưa ra các dữ liệu cụ thể, hữu ích. Việc cung cấp các báo cáo tổng hợp và các hình ảnh trực quan từ các dữ liệu phức tạp thu thập được giúp hệ thống này trở nên thân thiện và tối ưu hơn so với người dùng.

  • Cấp độ ra quyết định

Hệ thống ERP mang lại nhiều giá trị nhất ở cấp độ hoạt động, giúp doanh nghiệp có cái nhìn chính xác về cách thức hoạt động của từng bộ phận ở thời điểm hiện tại. ERP nằm ở tầng hoạch định & quản trị, được sử dụng chủ yếu cho các phòng ban chức năng.

BI tập trung phân tích dữ liệu đó và cả các dữ liệu khác để doanh nghiệp khai thác sâu hơn vào các chỉ số hiệu suất kinh doanh và từ đó khám phá ra các xu hướng có thể được sử dụng để tinh chỉnh chiến lược doanh nghiệp ở cả hai cấp độ – vĩ mô và vi mô.

  • Công nghệ xử lý dữ liệu

ERP sử dụng OLTP để xử lý dữ liệu. Do đó dữ liệu được cập nhật liên tục, truy vấn đơn giản và trả phản hồi nhanh chóng hơn. 

BI lại được xây dựng trên hệ thống quy trình phân tích trực tuyến (OLAP), cung cấp khả năng phân tích đa chiều. Tuy nhiên, mức độ cập nhật của công nghệ này thấp hơn, truy vấn phức tạp và thời gian xử lý dữ liệu tương đối nhiều hơn so với OLTP.

Vì sao nên tích hợp ERP và BI?

Sự kết hợp sẽ giúp nền tảng quản trị của doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn

Cả ERP và BI đều có những tính năng, ưu điểm vượt trội. Do vậy, khi tích hợp với nhau hai công nghệ này sẽ tạo được ảnh hưởng tích cực gấp đôi cho doanh nghiệp. Dưới đây là những lợi ích không thể bỏ qua khi tích hợp ERP – BI:

  • Sự kết hợp này cho phép các doanh nghiệp phân tích các tập dữ liệu lớn từ nhiều nguồn trong thời gian thực.
  • Các doanh nghiệp có thể trích xuất, phân tích và sử dụng thông tin một cách chuyên sâu và hiệu quả ngay trên nền tảng ERP.
  • Không phải truy cập nhiều lần từng hệ thống riêng lẻ để đánh giá hiệu quả. Tất cả dữ liệu cần thiết nằm ở một nền tảng, sẵn sàng được sử dụng để báo cáo lập mô hình dự đoán hoặc để trả lời các truy vấn cụ thể.
  • Hệ thống tích hợp BI-ERP cho phép mỗi nhóm/các bộ phận trong doanh nghiệp tạo các báo cáo mà họ cần để đáp ứng các mục tiêu của mình.
  • Cung cấp cho doanh nghiệp một cái nhìn tổng thể về quá khứ, hiện tại và tương lai có thể có trong hoạt động kinh doanh của họ. (Nhờ dữ liệu chi tiết về hiệu suất trong quá khứ của ERP và khả năng phân tích, lập mô hình dự đoán của BI)
  • Cung cấp dữ liệu và phân tích trong thời gian thực để thúc đẩy quá trình ra quyết định nhanh hơn, tốt hơn.
  • Kết hợp những dữ liệu lớn để phân tích sâu hơn, đồng thời tăng tốc quá trình tạo báo cáo. 
  • Cung cấp trang tổng quan (dashboard) bằng biểu đồ dễ hiểu, người dùng được phân quyền để truy cập, và đưa ra những phân tích của riêng mình

Tổng kết 

Sự tích hợp của ERP và BI giúp nâng cao hiệu quả làm việc cho doanh nghiệp. ERP tích hợp BI giúp các nhà quản lý vận hành liên kết giữa quy trình sản xuất với chất lượng sản phẩm một cách chặt chẽ và tối ưu. Nhờ vậy điều chỉnh các phương pháp tiếp cận để đảm bảo chất lượng cao nhất với chi phí thấp nhất. 

Hiện nay trong mô hình Smart Factory, đa số phần mềm được mặc định tích hợp sẵn BI với ERP. Phần mềm BI khai thác cơ sở dữ liệu ERP và thông qua bảng điều khiển và các hình ảnh trực quan khác, giúp các bộ phận liên quan trong toàn doanh nghiệp dễ dàng thu thập thông tin chi tiết hơn. Trong khi đó, hệ thống ERP đóng một vai trò lớn hơn trong việc ra quyết định chiến lược khi được ‘nâng cấp’ bởi những đóng góp từ BI.

Do đó, các doanh nghiệp có nhu cầu xây dựng smart factory, thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ tổ chức rất nên sử dụng các phần mềm có tính bao quát, cập nhật, tích hợp ERP và BI để quản trị doanh nghiệp hiệu quả hơn. Hãy liên lạc với Eastern Sun nếu anh/chị có bất kỳ thắc mắc nào về ERP và BI hoặc cần hỗ trợ để xây dựng nhà máy thông minh cho doanh nghiệp của mình.

Tham khảo các bài viết:

Tham gia vào cộng đồng:

Bài viết liên quan

Tin tức nhà máy thông minh

Đăng ký nhận trọn bộ Tài liệu Quy trình ISO 4.0

0989532900
challenges-icon chat-active-icon