fbpx

Hệ thống ERP là gì và những lợi ích khi triển khai

ERP là một thuật ngữ thường được sử dụng trong các doanh nghiệp trong hoạt động điều hành quản lý. Nhưng hiện tại vẫn đang có rất nhiều doanh nghiệp vẫn còn chưa thực sự hiểu rõ về nó. Bài viết sau sẽ cung cấp cho quý vị cái nhìn khách quan về hệ thống ERP và những lợi ích mà ERP mang lại cho doanh nghiệp

HỆ THỐNG ERP LÀ GÌ?

ERP là từ viết tắt của Enterprise Resource Planning, là hệ thống giúp hoạch định nguồn lực của doanh nghiệp. Đơn giản hơn, ERP dùng để quản lý tất cả hoạt động của một tổ chức hay doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất

Nếu như trước đây, các doanh nghiệp thường sử dụng các phần mềm độc lập, rời rạc và không tạo được sự liên kết với nhau trong quá trình tác nghiệp điều này gây nhiều hạn chế trong quá trình quản lý và điều hành thì với ERP,  hệ thống All–in–one sẽ giúp mọi phần mềm được tích hợp vào một hệ thống duy nhất.

Trong đó hệ thống ERP tiến hành kết nối các phần mềm, công cụ lại với nhau trên một nền tảng thống nhất và các số liệu được tạo ra có thể báo cáo đầy đủ và tổng quan nhất về tất cả hoạt động của doanh nghiệp. Ban lãnh đạo và người quản lý chỉ cần thông qua hệ thống này đã có thể nắm bắt mọi hoạt động của phòng ban như thế nào thông qua kết nối internet.

LỢI ÍCH HỆ THỐNG ERP MANG LẠI CHO DOANH NGHIỆP

Với nhiều chức năng nổi bật, phần mềm ERP mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích và giá trị thiết thực. Đó cũng chính là lý do khiến cho nhiều doanh nghiệp trên thế giới áp dụng. Tại Việt Nam, trong vài năm trở lại đây đặc biệt dưới tác động của dịch bệnh covid-19 đã đẩy nhanh tiến độ tiếp cận và ứng dụng giải pháp phần mềm ERP vàp hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Hệ thống ERP giúp doanh nghiệp hoạch định nguồn lực của doanh nghiệp một cách nhanh chóng, hiệu quả

Các lợi ích thiết thực mà phần mềm ERP mang lại cho doanh nghiệp bao gồm:

  •  Giảm thiểu sự dư thừa và tự động hóa các quy trình để tăng hiệu quả
  •  Tối ưu hóa hoạt động sản xuất để nâng cao năng suất
  •  Cải thiện chuỗi cung ứng, kho hàng, vận chuyển và quản lý hàng tồn kho
  • Giảm thiểu rủi ro và tăng cường việc thực hiện các quy định
  •  Cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn
  •  Hợp nhất các phòng ban và so sánh các chỉ số trong toàn bộ doanh nghiệp
  •  Ghi lại báo cáo thời gian thực cho các hoạt động và khả năng truy cập mọi lúc mọi nơi
  •  Tập trung thông tin hoạt động và tài chính để nâng cao khả năng hiển thị và giao tiếp
  •  Có được khả năng thích ứng khi đối mặt với những thay đổi hoặc gián đoạn của môi trường kinh doanh

PHÂN LOẠI CÁC ERP HIỆN NAY

Hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp giải pháp hệ thống ERP, trong đó chúng ta có thể chia thành 2 loại đó là: hệ thống ERP trong nước và ERP nước ngoài

Mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm khác nhau, doanh nghiệp nên cân nhắc các yếu tố về: nhu cầu, mong muốn, chi phí để lựa chọn giải pháp phù hợp với doanh nghiệp mình. Chúng ta sẽ so sánh hai phần mềm trong nước và nước ngoài dựa vào các yếu tố như sau:

Kinh nghiệm triển khai

So với các hệ thống ERP trong nước thì phần mềm ERP nước ngoài có bề dày kinh nghiệm triển khai hơn. Tuy nhiên hệ thống ERP nội cho thấy rất có tương lai đối với thị trường lớn tại Việt nam do khả năng thích ứng nhanh và phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc các giải pháp nội luôn vượt qua các giải pháp ngoại trong khuôn khổ bình chọn của các giải BitCup do báo PC World VN tổ chức các năm 2004, 2005 và 2006 có thể nói lên xu hướng này.

Giá cả

So với phần mềm nước ngoài thì giá cả của hệ thống ERp trong nước rẻ hơn.

Đây cũng là ưu điểm lớn nhất của các hệ thống ERP nội đối với thị trường Việt nam so với các sản phẩm ngoại. Giá cả các hệ thống ERP nội thấp chủ yếu cũng là do chi phí sản xuất và chi phí triển khai nhà cung cấp phải bỏ ra thấp hơn nhiều so với chi phí sản xuất, tư vấn và chuyển giao công nghệ đối với các sản phẩm ngoại.

Hệ thống kế toán Việt nam

Một trong những thế mạnh hiển nhiên của các giải pháp ERP nội là các quy trình xử lý tài chính kế toán trên phần mềm đều dễ dàng tuân thủ hệ thống kế toán theo chế độ Việt nam. Các giải pháp ngoại vì được xây dựng tại nước ngoài nên không thể có ngay các quy trình và hệ thống báo cáo theo kế toán Việt nam và do đó luôn phải sửa đổi phần mềm khi áp dụng vào thị trường Việt nam. Sự ra đời liên tục của các thông tư, quyết định, hướng dẫn về các thay đổi của chế độ kế toán cũng ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp áp dụng phần mềm ngoại khi không được hỗ trợ kịp thời.

Sự linh hoạt trong việc việc sửa đổi, nâng cấp

Vì được sản xuất tại Việt nam nên việc chủ động thay đổi phần mềm trong trường hợp cần thiết của các giải pháp ERP nội tỏ ra hơn hẳn các giải pháp ngoại. Phần mềm có thể được bổ sung chức năng mới, module mới hoặc thay đổi cách thức tổ chức, xử lý thông tin theo quy trình riêng của doanh nghiệp. Điều này tạo ra sự năng động trong quá trình triển khai và doanh nghiệp cùng nhà cung cấp có thể dễ dàng thống nhất khi có sự khác biệt giữa quy trình đang áp dụng và quy trình trên phần mềm và do đó tạo thuận lợi cho dự án ERP thành công.

Tham khảo một số bài viết:
Tham gia cộng đồng của chúng tôi:

Bài viết liên quan

Tin tức nhà máy thông minh

Đăng ký nhận trọn bộ Tài liệu Quy trình ISO 4.0

0989532900
challenges-icon chat-active-icon