fbpx

Triển khai ERP cho doanh nghiệp sản xuất tại Hà Nội

Với những lợi ích to lớn mà phần mềm ERP mang đến cho tình hình kinh doanh sản xuất thì nhiều doanh nghiệp Việt đã bắt đầu đẩy mạnh chương trình tìm kiếm và ứng dụng hệ thống ERP của mình. Vậy khi triển khai ERP cho doanh nghiệp sản xuất Hà Nội cần lưu ý gì?

Tại sao doanh nghiệp sản xuất nên triển khai ERP?

Kiểm soát hiệu quả toàn bộ nguồn lực doanh nghiêp

Phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP là một phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, hiểu đơn giản đó là kiểm soát, phân bổ, theo dõi toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp như quản lý sản xuát, mua hàng, bán hàng, Quản lý nhân sự, Kế toán, nhập kho, quản lý khách hàng…

ERP giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa chi phí hoạt động

Với hệ thống ERP doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp thông qua các lợi ích sau:

  • Kiển soát được dòng tiền, giảm thiểu tối đa chi phí hoạt động
  • Quản lý, thống kê và kiểm soát hiệu quả các hoạt động bán hàng ( cả sale và POS)
  • Giúp tiết kiệm thời gian và công sức, đặc biệt kiểm soát hiệu quả hơn cho các nghiệp vụ kế toán – tài chính
  • Quản lý hiệu quả kho hàng, không để có hàng tồn, dự báo chính xác lượng hàng dự trữ
  • Kiểm soát hiệu quả các nguồn lực sản xuất

Phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP giúp lãnh đạo dễ dàng kiểm soát được dòng tiền, tình trạng mua bán hàng hóa, kiểm soát được quy trình nhập – xuất kho, kiểm soát được các nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, chăm sóc và phát triển khách hàng tốt hơn.

Tiết kiệm được thời gian và nhân lực cho các hoạt động sản xuất kinh doanh

Trước đây khi chưa có phần mềm quản trị doanh nghiệp thì toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp đều được thực hiện thủ công. Các cơ sở dữ liệu được lưu chủ yếu bằng file excel, với một kho số liệu khổng lồ thì sẽ phải huy động rất nhiều nguồn lực để kiểm soát.

Tăng doanh thu và lợi nhuận

Phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP giúp giữ chân khách hàng cũ và gia tăng khách hàng mối tốt hơn, điều này giúp cho doanh nghiệp ngày càng tiếp cận được nhiều khách hàng hơn và do đó gia tăng được doanh thu bán hàng.

Một đặc điểm nổi bật của phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP đó là các hoạt động bán hàng được liên kết với tính năng quản lý kho, tính năng quản trị tài chính – kế toán giúp cho doanh nghiệp kiểm soát hiệu quả lượng hàng xuất nhập kho, kiểm soát hiệu quả dòng tiền thu về từ hoạt động bán hàng, do đó giảm thiểu được tối đa các loại chi phí cũng như thất

Làm việc, quản lý nhàn hạ hơn với quy trình quản trị doanh nghiệp khoa học, đơn giản

Khi chưa sử dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp, các cấp quản lý phải đọc rất nhiều các báo cáo từ cá bộ phận khác nhau. Báo cáo bán hàng, báo cáo kế toán, kiểm kho, chăm sóc khách hàng…Việc đọc những báo cáo này là cần thiết để nắm rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp, những cũng vì vậy mà láy đi rất nhiều thời gian của nhà quản trị.

Những lưu ý khi triển khai ERP cho doanh nghiệp sản xuất

Để đảm bảo quá trình triển khai ERP thành công, doanh nghiệp cần đảm bảo 5 bước như sau:

Bước 1: Khảo sát và đánh giá tình hình doanh nghiệp

Nhà triển khai ERP cần cung cấp dịch vụ sẽ khảo sát: hệ thống hạ tầng, các nghiệp vụ, hồ sơ chứng từ, bảng biểu, báo cáo… từ đó xây dựng nên hồ sơ đánh giá hiện trạng làm căn cứ cho quá trình triển khai sau này. Từ thông tin khảo sát này, nhà cung cấp sẽ hiểu hơn về hoạt động của doanh nghiệp, còn doanh nghiệp sẽ biết được để triển khai giải pháp đó thì cần hoàn thiện nội dung gì.

Bước 2: Chuẩn hóa hạ tầng cơ sở

Trước khi bắt tay vào công tác triển khai 2 bên đối tác cần thống nhất để chuẩn hóa hạ tầng cơ sở, thống nhất một số vấn đề như: chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ, hồ sơ và tài liệu… Nhà cung cấp có thể đề xuất cải tạo, nâng cấp hệ thống hoặc tư vấn về những vấn đề liên quan đến quy trình hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần chuẩn hoá quy trình trước khi ứng dụng hệ thống ERP vào sản xuất

Bước 3: Hoạch định dự án triển khai hệ thống ERP

Sau khi đã có 2 bước trên chuẩn bị nền tảng thì nhà triển khai ERP cùng doanh nghiệp sẽ cùng nhau hoạch định kế hoạch tổng thể như:
Lộ trình cụ thể về thời gian làm việc, nguồn nhân lực thực hiện dự án… Đây là cơ sở để quá trình triển khai dựa vào để thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đặt ra.

Bước 4: Khởi động và vận hành dự án triển khai ERP

Khởi động và vận hành dự án triển khai ERP là quá trình chính và dài nhất. Trong đó, đơn vị triển khai dự án tiến hành khảo sát, thiết lập, chỉnh sửa hệ thống ERP và đào tạo để những người tham gia trực tiếp vào hệ thống có thể sử dụng được phần mềm.

Bước 5: Nghiệm thu dự án triển khai ERP

Thời gian triển khai hệ thống ERP cho mỗi doanh nghiệp là không giống nhau và cũng có thể thay đổi so với thời gian dự kiến ban đầu. Thường các dự án ERP nghiệm thu khi hệ thống đáp ứng được các nhu cầu nghiệp vụ mà doanh nghiệp đã đề ra. Các bộ phận sử dụng phần mềm thao tác tốt và lên được các báo cáo cần thiết.
Tuy nhiên, sau quá trình triển khai của bộ phận kỹ thuật thì trong quá trình sử dụng bộ phận bảo hành sẽ cùng hỗ trợ để hệ thống ERP được vận hành tốt.

Eastern Sun – đơn vị triển khai ERP doanh nghiệp sản xuất 

Với hơn 11 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực triển khai hệ thống ERP cho các doanh nghiệp sản xuất, đến nay Eastern Sun được biết đến như là một doanh nghiệp uy tín hàng đầu trong lĩnh vực chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất. Với những am hiểu về văn hoá quản trị của doanh nghiệp Việt và thấu hiểu những trăn trở khó khăn Eastern Sun ERP nhằm mang đến cho doanh nghiệp một giải pháp quản trị doanh nghiệp khoa học và hiệu quả hơn.

Eastern Sun ERP giải pháp quản trị doanh nghiệp tổng thể, toàn diện cho doanh nghiệp sản xuất

Hiện nay Eastern Sun đã và đang đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam trong hành trình Chuyển đổi số như: Việt Nhật plastic, Bình Minh, TCI, Hawee, Z176, Z175, Fitek, Airtech Thế Long, Vecto, Busan, Anpeco,….

Hãy đến với Eastern Sun để trải nghiệm hệ thống Eastern Sun ERP thông minh, toàn diện. Liên hệ Hotine 0933 184 123 để được tư vấn thêm thông tin

Bài viết liên quan

0989532900
challenges-icon chat-active-icon